Home
Back

Lễ hội Cầu Ngư 2023 – Khám phá văn hóa ngư dân vùng biển

Lễ hội Cầu ngư Đà Nẵng là một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống của ngư dân làng chài ven biển. Được tổ chức hàng năm thu hút đông đảo du khách gần xa đến tham gia trải nghiệm. Vậy thực hư lễ hội này như thế nào? Thời gian địa điểm tổ chức ở đâu? Hãy cùng Việt Nam Daily Tour tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây nhé!

1. Lễ hội Cầu ngư là gì?

Lễ hội Cầu ngư Đà Nẵng hay còn được gọi là lễ hội Cá Ông. Thờ Cá Ông ở đây không chỉ được xem là sự tôn kính thần linh mà còn gắn liền với sự hưng thịnh của cả làng cá. Đây là một sản phẩm di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia của cộng đồng cư dân vùng biển Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam. Thường được diễn ra hằng năm sau dịp tết Nguyên Đán. 

Lễ hội Cầu Ngư - Nét đẹp văn hóa của cư dân vùng biển
Lễ hội Cầu ngư không chỉ thể hiện bản sắc văn hóa dân gian. Mà còn là môi trường bảo tồn và phát huy sự đa dạng bản sắc văn hóa dân tộc. Sở dĩ tổ chức lễ hội này là để cầu mùa – cầu ngư. Hay lễ tế ngư thần và cầu xin thần ban cho một năm “trời yên biển lặng, tôm cá đầy khoang”. 

Khám phá nét đẹp văn hóa truyền thống của ngư dân Đà Nẵng

2. Thời gian, địa điểm tổ chức lễ hội Cầu ngư Đà Nẵng

  • Thời gian: Ngày 08 – 10/02/2023
  • Địa điểm: Bãi biển đường Nguyễn Tất Thành

Nguyễn Tất Thành – cung đường biển xanh tuyệt đẹp của thành phố Đà Nẵng là một trong những nơi tổ chức rất nhiều lễ hội, sự kiện lớn của địa phương. Nơi đây sở hữu chiều dài hơn 15km ôm trọn một vòng eo biển lớn của thành phố sông Hàn. 

Cung đường biển Nguyễn Tất Thành - Địa điểm tổ chức lễ hội Cầu ngư

Du khách và người dân địa phương khi đến đây sẽ không chỉ được hòa mình vào lễ hội đặc sắc. Mà còn được tận hưởng bầu không khí trong lành của biển cả mênh mông. Khung cảnh thơ mộng, lãng mạn nơi đây chắc chắn sẽ khiến du khách phải xiêu lòng. 

3. Nguồn gốc lễ hội cầu ngư Đà Nẵng

Theo sử sách của ngư dân làng chài đã ghi lại, vào ngày 23/3 và 24/3 Âm Lịch năm Quý Tỵ (1893). Các ngư dân ở 2 làng làng chài Thanh Khê và Hà Khê hành nghề cầu khơi và đã gặp trận bão lớn. Khiến hơn 1500 ngư dân chết và mất tích trên biển. 

Lễ hội Cầu ngư được tổ chức sau dịp tết Nguyên Đán
Sau nỗi đau mất mát đau thương ấy. Người dân đã tiến hành lập nhà thờ Tập Linh để thờ cúng những ngư dân xấu số gặp nạn trên biển trong trận bão lớn ấy. Đến năm 1991, nhà thờ Tập Linh mới được trùng tu, và được người dân làm ghe, thuyền để thờ cúng. 

4. Ý nghĩa lễ hội Cầu ngư Đà Nẵng

Lễ hội Cầu ngư mang ý nghĩa tâm linh vô cùng to lớn đối với ngư dân bám biển tại thành phố Đà Nẵng. Vậy đã có bao giờ bạn thắc mắc tại sao lễ hội lại cúng Cá Voi không? Theo cộng đồng cư dân vùng biển Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam. Thì đây là loài cá có mối quan hệ gắn bó vô cùng mật thiết với ngư dân. Được ví như vị Thần hộ mệnh của biển cả. 

Cầu nguyện một năm mới trời yên biển lặng, tôm cá đầy khoang

Lễ Cầu Ngư Đà Nẵng là để thể hiện lòng biết ơn đối với vị phúc thần này. Bởi đã che chở cho ngư dân, ghe thuyền vượt qua sóng to gió lớn trên biển cả mênh mông. Tiếp đến sẽ là lời cầu nguyện xin Thần Linh Nam Hải ban cho một năm mới “Trời yên biển lặng, tôm cá đầy khoang”, “tấn tài, tấn lộc, tấn bình an”.

Xem thêm bài viết: Thuê xe ô tô tự lái Đà Nẵng

5. Lễ hội Cầu ngư được diễn ra như thế nào?

Lễ hội Cầu ngư Đà Nẵng được chia làm hai phần quan trọng là phần lễ và phần hội. Mỗi phần sẽ có các nghi thức và hoạt động khác nhau. Cùng theo dõi chi tiết hơn dưới đây để hiểu hơn về lễ hội này nhé. 

Phần lễ của lễ hội Cầu ngư Đà Nẵng

Đối với phần lễ sẽ bao gồm: Lễ Nghinh Ông, lễ cầu an, cầu ngư trên biển. Với mục đích tưởng nhớ các nạn nhân quá cố trên biển. Điểm đặc biệt nhất ở phần lễ là khu vực bàn thờ chính được bày biện vô cùng trang nghiêm, lộng lẫy. 

Phần lễ của lễ hội Cầu ngư Đà Nẵng

Ngoài ra, mỗi nhà của ngư dân cũng đều đặt một bàn hương án nhỏ để bày đồ lễ cúng. Phía xa ngoài biển, những chiếc tàu thuyền được chăng đèn kết hoa. Khiến không khí lễ hội càng trở nên rực rỡ, sôi động hơn bao giờ hết. 

Những chiếc thuyền được chưng đèn kết hoa

Ở phần lễ này, các vị chánh bái sẽ thay mặt người dân dâng đồ tế lễ và đọc văn tế thể hiện sự biết ơn đối với Cá Ông. Qua đó khấn nguyện mong cầu một mùa đánh bắt mới bội thu, trời yên biển lặng, thuyền bè ra khơi đều bình an quay về.

Phần hội của lễ hội Cầu ngư Đà Nẵng

Đây là phần được ngư dân và du khách thập phương mong chờ nhất. Mở màn lễ hội là cuộc thi đua thuyền truyền thống sôi động và náo nhiệt. Tiếp đến là các trò chơi và hoạt động thú vị như: Lắc thúng, thi bơi lội, kéo co, đá bóng, hát tuồng, hát hò khoan,…

Cuộc thi đua thuyền truyền thống trên sông

Đặc biệt, không thể không nhắc đến tiết mục múa hát bả trạo. Mang ý nghĩa kết nối tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong một con thuyền. Cùng nhau vượt qua sóng to gió lớn để mang về mùa cá bội thu. 

Tiết mục múa hát bả trạo

Vào buổi tối, lễ hội vẫn sẽ được tiếp tục diễn ra với các chương trình khác như: Lễ thả thuyền cúng những linh hồn đã khuất ở trên biển, lễ phóng đăng trên biển, lễ phóng sanh, lễ phá cỗ,…Tất cả sẽ góp phần tạo nên một lễ hội thành công, đầy hấp dẫn. 

Lễ phóng đăng trên biển

6. Một số lưu ý khi tham gia lễ hội Cầu ngư

Để có một mùa lễ hội Cầu ngư được diễn ra thành công, người dân và du khách có nhiều trải nghiệm thú vị nhất. Hãy bỏ túi một số lưu ý đặc biệt quan trọng dưới đây nhé!

  • Lễ hội Cầu ngư diễn ra ngoài trời, tổ chức cả ngày lẫn đêm. Vì vậy mà du khách cần đảm bảo yếu tố sức khỏe để tham gia cổ vũ. Bôi đủ lượng kem chống nắng, mang theo mũ, áo khoác để bảo vệ làn da của mình nhé! 
  • Đặc điểm của những lễ hội là người dân tập trung rất đông đúc. Người già, trẻ em hoặc những người có sức khỏe yếu cần tránh những nơi đông người. Vì rất dễ xảy ra những trường hợp chen lấn, xô đẩy. Gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, thể trạng. 
  • Người dân và khách du lịch không nên đeo quá nhiều trang sức, hay những đồ vật có giá trị cao đến lễ hội. Chỉ nên mang theo chút tiền mặt và bảo quản đồ đạc cẩn thận. Tránh trường hợp móc túi hay kẻ gian trộm cắp.

Lễ hội Cầu ngư hấp dẫn đông đảo du khách gần xa

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về lễ hội Cầu ngư Đà Nẵng năm 2023. Hy vọng qua bài viết trên bạn sẽ hiểu hơn về lễ hội Cầu ngư. Nắm được thông tin, địa điểm tổ chức lễ hội chi tiết nhất. Chúc bạn có một mùa lễ hội thật nhiều khoảnh khắc đáng nhớ bên người thân, gia đình của mình nhé!

Xem thêm bài viết: Chi phí du lịch Đà Nẵng

Tác giả: Quách Tâm – Ảnh: Sưu tầm 

Câu hỏi thường gặp

Lễ hội cầu ngư tổ chức trước hay sau tết Nguyên Đán

Sau tết Nguyên Đán

Lễ hội cầu ngư có mấy phần?

Gồm 2 phần: Phần lễ và phần hội

Du lịch Cùng Việt nam Daily Tour.

Hàng triệu người đã chọn Việt nam Daily Tour để du lịch theo cách riêng. Còn bạn thì sao?

Xem thêm